Manulife chi trả quyền lợi bảo hiểm hơn 1,8 nghìn tỉ trong 3 tháng đầu năm 2024
Các ngân hàng đã thông báo thời gian nghỉ giao dịch dịp Tết Ất Tỵ 2025. Như vậy trong thời gian này, khách hàng có nhu cầu chuyển khoản, rút tiền cần lưu ý để tránh giao dịch có thể bị gián đoạn. Chẳng hạn, Ngân hàng Vietcombank thông báo sẽ nghỉ giao dịch từ ngày 25.1 (26 tháng chạp) đến hết ngày 2.2 (mùng 5 tháng giêng Ất Tỵ). Sau đó sẽ bắt đầu hoạt động lại bình thường. Trước đó, Vietcombank đã thông báo thời gian hoạt động của dịch vụ chuyển tiền, thanh toán trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 như các khung giờ cut-off time từ ngày 17.1 đến 3.2. Giờ cut-off time là thời hạn cuối cùng trong ngày để Vietcombank hạch toán lệnh chuyển tiền đi của khách hàng. Các lệnh chuyển tiền được ngân hàng nhận trước giờ cut-off time sẽ xử lý trong ngày. Các lệnh chuyển tiền được Vietcombank nhận sau thời điểm này sẽ chuyển đi vào ngày làm việc tiếp theo. Cụ thể, từ 24.1, thời gian hoạt động của dịch vụ chuyển tiền trong lãnh thổ Việt Nam, thu nộp ngân sách Nhà nước và các khoản phải thu khác chuyển đến Kho bạc Nhà nước, giờ cut-off time chuyển tiền trong nội bộ Vietcombank là 17 giờ 30, chuyển tiền đến Kho bạc Nhà nước là 16 giờ, chuyển tiền điện tử liên ngân hàng ngoài hệ thống với số tiền dưới 500 triệu đồng là 16 giờ và số tiền từ 500 triệu đồng trở lên là 16 giờ 30. Từ ngày 25.1 đến 2.2, ngân hàng sẽ nghỉ Tết Nguyên đán. Từ ngày 4.2, ngân hàng sẽ quay trở lại hoạt động bình thường.Tương tự, Ngân hàng VietinBank thông báo về thời gian hoạt động của tính năng giải ngân online dịp Tết Ất Tỵ 2025. VietinBank sẽ nghỉ giao dịch từ ngày 25.1 (26 tháng chạp) đến hết ngày 2.2 (mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ). Riêng tính năng giải ngân online trên ứng dụng ngân hàng số VietinBank iPay Mobile sẽ đảm bảo thông suốt giao dịch đến hết ngày 27.1 (28 tháng chạp). Lịch nghỉ của các nhà băng khác cũng tương tự như trên. Trong giai đoạn ngân hàng nghỉ Tết Âm lịch, việc giao dịch trực tiếp tại các phòng giao dịch, chi nhánh sẽ bị ngừng hoàn toàn. Tuy nhiên, các giao dịch như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, kiểm tra số dư... đều có thể thực hiện qua internet banking, mobile banking hoặc tại các máy ATM. Khách hàng cũng có thể sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán tại các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng... chấp nhận thanh toán thẻ.Tuy nhiên, các ngân hàng cũng khuyến cáo, trước khi thực hiện giao dịch, hãy kiểm tra kỹ thông tin tài khoản người nhận để tránh chuyển nhầm tiền; luôn bảo mật thông tin cá nhân và mật khẩu khi giao dịch trực tuyến, tránh truy cập vào các đường link lạ hoặc cung cấp thông tin cho người khác; không chia sẻ thông tin cá nhân và mật khẩu với bất kỳ ai, kể cả người thân...Trắc trở metro
Tim có chức năng bơm máu và cung cấp ô xy, dưỡng chất đến từng tế bào. Do đó, khi tim có vấn đề, cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện một số bất thường, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Những dấu hiệu sau có thể là sự cảnh báo bệnh tim đang âm thầm phát triển.Một trong những dấu hiệu cảnh báo tim đang bất ổn là dễ cảm thấy mệt mỏi khi vận động thể chất. Người bệnh sẽ nhận thấy khả năng vận động của họ kém đi nhiều và rất mau mệt. Điều này là do khả năng bơm máu của tim đã suy giảm, đặc biệt là khi nguyên nhân gây mệt mỏi không phải do thiếu ngủ, ăn kiêng hay nguyên nhân rõ ràng nào.Ho là vấn đề sức khỏe rất phổ biến. Nguyên nhân thường là do cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn hay các ấn đề hô hấp khác. Tuy nhiên, ho dai dẳng là một dấu hiệu thường gặp của suy tim. Cơn ho do suy tim không chỉ kéo dài mà còn thường nặng hơn khi nằm xuống, ho kèm theo chất nhầy trắng hoặc hồng, khó thở và sưng phù một số vị trí trên cơ thể. Nguyên nhân gây ho là do vấn đề về tim, chẳng hạn như suy tim, bệnh cơ tim, bệnh động mạch vành, đã làm giảm khả năng bơm máu, khiến dịch tích tụ trong phổi.Suy tim làm giảm khả năng bơm máu của tim, dẫn đến lượng máu cung cấp cho các cơ quan bị suy giảm. Hệ quả là làm các mô và nang lông ở chân không nhận đủ ô xy và dưỡng chất cần thiết để duy trì sự phát triển, cuối cùng dẫn đến hiện tượng rụng lông.Chưa dừng lại ở đó, suy tim làm giảm lưu thông máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên. Đây là tình trạng gây thu hẹp động mạch ở chân. Các triệu chứng của bệnh là đau chân khi đi bộ, da chân lạnh và cả rụng lông chân.Một dấu hiệu cảnh báo suy tim ít người ngờ tới là sưng nướu. Suy tim không trực tiếp gây sưng nướu nhưng có thể gián tiếp dẫn đến các vấn đề về nướu. Nguyên nhân là do suy tim làm giảm lưu thông máu đến nướu, đôi khi còn tích tụ dịch ở vùng mặt. Hệ quả là làm nướu sưng lớn hơn.Ngoài ra, suy tim là suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Miễn dịch kém làm cơ thể khó chống lại vi khuẩn, dễ dẫn đến viêm nướu, theo Medical News Today.
Mua ô tô cũ, có nên chọn xe Hàn Quốc?
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.
Ngày 28.1, ông Nguyễn Ngọc Bình (ngụ tổ 21, P.Chính Gián, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) cho biết đã trả lại số tiền gần 10 triệu đồng nhặt được cho ông Phạm Văn Cư (56 tuổi, ngụ xã Duy Tân, H.Duy Xuyên, Quảng Nam).Trước đó, khoảng 11 giờ 30 ngày 24.1, ông Bình trên đường đi giao hàng về, dừng đèn đỏ ở khu vực cầu Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) thì nhặt được gói giấy, bên trong có 9,9 triệu đồng.Ông Bình đứng chờ người đánh rơi tiền quay lại, nhưng không thấy.Qua kiểm tra, ông Bình thấy có 9,9 triệu đồng tiền mệnh giá 500.000 đồng và 200.000 đồng, tờ giấy gói còn ghi thông tin ngày công làm thợ xây nhưng không có tên người hay số điện thoại liên hệ.Ông Bình đoán đây là số tiền quan trọng của người lao động sau khi kết thúc công trình xây dựng, nếu mất toàn bộ công sức làm việc thì sẽ rất buồn, mất tết nên đã nhờ con trai (anh Nguyễn Ngọc Minh) đăng trên mạng xã hội tìm người đánh rơi tiền.Trong chiều cùng ngày, nhiều người liên hệ với anh Minh nhưng mô tả không đúng chi tiết số tiền nên anh không đồng ý trả lại.Ngoài những người nhận vơ, có anh Nguyễn Tuấn Anh (32 tuổi, ngụ xã Duy Tân), là cháu của ông Phạm Văn Cư. Anh này đọc được thông tin nên báo lại với ông Cư. Do ông Cư không dùng mạng xã hội và đã về quê ở Quảng Nam, nên nhờ anh Anh (còn đang ở TP.Đà Nẵng) liên hệ.Tuy nhiên, vì anh Anh không nói chính xác số tiền, nên anh Minh cũng từ chối trả. Sau đó, ông Cư trực tiếp liên hệ, mô tả đúng đặc điểm gói tiền, tờ giấy tính công nên gia đình ông Bình đã bàn giao đầy đủ tiền cho anh Anh.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Cư chia sẻ gia đình ông hoàn cảnh khó khăn, ra Đà Nẵng làm thợ xây, trung bình ngày công khoảng 300.000 đồng nhưng sức khỏe yếu nên không làm được thường xuyên. Số tiền 9,9 triệu đồng gồm 2 tháng công lao động cùng với 500.000 đồng được nhà thầu trả, thưởng tết tại khu vực cầu Hòa Xuân.Có được một khoản tiền trong lúc gia đình chưa có tiền trang trải tết, ông Cư vội vàng nhét gói tiền vào túi áo ấm, chạy về tới quê định đưa cho vợ mua sắm và chi phí cho 3 người con ăn học thì giật mình vì túi áo trống trơn.Người thợ hồ này vội vàng ngược QL1 gần 40 km quay lại những đoạn đường đã đi qua nhưng không tìm thấy gói tiền.Ông Cư thở dài kể lại với gia đình, xác định "mất tết". Đến chiều cùng ngày thì được cháu là anh Nguyễn Tuấn Anh báo tin vui trên mạng xã hội."Gia đình rất mừng trước lòng tốt của anh Bình, đã mang lại cho tôi cái tết tưởng chừng như đã mất, cả nhà vô cùng biết ơn gia đình anh Bình", ông Cư bày tỏ.Trong khi đó, hoàn cảnh gia đình ông Nguyễn Ngọc Bình cũng không mấy giá khả, bản thân ông làm công việc giao hàng (shipper), thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng, vợ bán cà phê ở vỉa hè gần nhà, nuôi 2 người con. Ông Bình chia sẻ ông suy nghĩ đơn giản gói tiền rất quan trọng của người đánh rơi. Ông cũng vui lây khi mang lại niềm vui cho người thợ xây nghèo cùng cảnh ngộ lao động phổ thông như gia đình mình.
Vẻ điển trai của Song Joong Ki thời đại học
Cô T.T.H (40 tuổi), giáo viên một trường THPT chuyên ở Đồng Tháp, cho biết đầu năm học có mở một lớp dạy thêm ngữ văn dành cho các em đang học 12. Sĩ số lớp khoảng 15 người, hầu hết là các em có định hướng chọn môn văn vào tổ hợp 3 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay. Hiện, lớp đã nghỉ theo tinh thần thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm.Theo cô H., riêng môn ngữ văn, nếu cách dạy của thầy phù hợp thì trò sẽ có cảm hứng học tập, tiếp thu kiến thức hơn. Lớp của cô có nhiều học sinh đã tham gia học thêm từ lớp 10. "Học sinh thích cách truyền đạt, phương pháp giảng dạy nên rất muốn tôi nhanh làm thủ tục đăng ký kinh doanh để dạy lại. Tuy nhiên, khi ra chỗ đăng ký thì mọi người nói là chưa có hướng dẫn cụ thể. Nên từ 14.2 tới nay là chưa làm gì được, buộc phải chờ thêm", cô H. tâm sự. Cô H. nói tiếp: "Lúc này, không chỉ giáo viên mà học sinh 12 cũng đang rất nóng lòng vì chuyện dạy thêm, học thêm. Nhiều em ra trung tâm học thêm đăng ký nhưng nhiều nơi đã quá tải. Thành ra, có em đăng ký được, có em không. Những em tự học thì bảo đang gặp rất nhiều khó khăn, vì không thể tự giải đề (thi thử), không biết trọng tâm ôn tập. Trong khi đó, những em đăng ký được thì phải chịu cảnh lớp học đông đúc, ôn luyện lại từ đầu theo lộ trình của trung tâm". Là giáo viên, cô H. trăn trở khi thấy nhiều em ham học thật sự luống cuống tìm nơi học thêm. Cô H. nói: "Đáng lẽ lúc này các em lớp 12 đang tập trung ôn tập, củng cố kiến thức chứ không phải tất tả đi nhiều nơi để kiếm chỗ học thêm. Nếu Thông tư 29 có hiệu lực sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay hoặc đầu năm học mới thì đã hợp lý hơn".Theo cô H., thời điểm này, đa số các trường bước vào thi giữa học kỳ 2, không còn bao lâu nữa sẽ thi tốt nghiệp THPT. Đáng nói, đây là năm đầu tiên các em học, thi theo Chương trình GDPT 2018. Việc học thêm bị đứt quãng, thay đổi môi trường học thêm khiến cho nhiều em rất lo lắng, sợ ảnh hưởng tới kết quả thi cử. Trong khi đó, thầy N.T.N (43 tuổi), giáo viên một trường THPT ở Hậu Giang, cho biết trường nằm ở vùng nông thôn. Từ trước đến nay, các lớp học thêm đều do thầy cô trong trường dạy. Khi Thông tư 29 có hiệu lực, các giáo viên dừng dạy thêm, học sinh rơi vào thế khó. Vì ở vùng quê không có trung tâm dạy thêm. "Điển hình như trường chúng tôi, các em học sinh muốn đến trung tâm dạy thêm phải đi lên thị xã hoặc thành phố, gần nhất cũng khoảng 20 km. Điều này rất bất tiện, nên khi các thầy cô dừng dạy thêm, các em học sinh lớp 12 hiện nay đều chọn cách tự học ở nhà", thầy N. nói.Theo thầy N., khi thông tư có hiệu lực thì tất cả giáo viên trong trường đều tuân thủ. Lúc này, khi học sinh tự học, thầy cô luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, giải đáp những thắc mắc qua điện thoại hoặc lúc các em đi học chính khóa. Tuy nhiên, cách này không thể nào truyền đạt kiến thức một cách cặn kẽ, đầy đủ.Vì vậy, việc học sinh vùng nông thôn tự học tại nhà khiến giáo viên lo ngại, nhất là khả năng vào đại học. Thầy N. bộc bạch: "Tôi theo nghề giáo 19 năm, đã nhiều năm làm chủ nhiệm lớp 12. Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh đậu vào đại học đều có học thêm. Học sinh tự học là có nhưng rất khiêm tốn. Đáng nói, chỉ có những em đi học thêm, thậm chí là học thêm cả 3 môn tổ hợp, mới đậu vào những ngành lấy điểm cao như quân đội, công an, y dược, gần đây là sư phạm".Theo thầy N., việc quản lý dạy thêm, học thêm là rất cần thiết. Song, có những quy định chung trong Thông tư 29, nếu áp dụng đối với tất cả đối tượng học sinh thì chưa thật sự phù hợp. Chẳng hạn như việc quy định mỗi môn học chỉ được tổ chức dạy thêm trong nhà trường không quá 2 tiết/tuần. Lý giải điều này, thầy N. cho biết dựa vào thành tích học tập, giáo viên sẽ "khoanh vùng" được những học sinh có học lực ở mức chưa đạt. Nếu những em này có nhu cầu tăng cường học thêm để cải thiện thành tích, mong muốn học 4-5 tiết trên tuần để bồi dưỡng kiến thức, nhưng giáo viên chỉ dạy được 2 tiết/tuần thì đúng là chưa đáp ứng được nguyện vọng của các em.Tương tự, đối với những em có học lực ở mức trung bình – khá cũng vậy. Nếu các em có nguyện vọng tăng tốc học thêm để phấn đấu vào đại học mà giáo viên cứ đều đều, dạy hết 2 tiết/tuần rồi nghỉ thì chẳng khác nào là "người đưa đò nửa vời", chưa làm hết vai trò, trách nhiệm của mình. Theo thầy N., điều này gây khó xử cho giáo viên và thiệt thòi cho học sinh, nên ông rất mong sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt, hợp lý hơn.